Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

DIEN DAN VNTQ

 

diendan.vnthuquan



 THIÊN ĐƯỜNG MỞ CỬA TỪ XUÂN ẤY
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=659065&mpage=2 
  TƯƠNG TƯ MÙA THU
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=645226 
THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=648624&mpage=4 

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?&m=716658&mpage=44
THƠ ĐƯỜNG Tú lang thang
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?&m=716658&mpage=44

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2021

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45666481 ‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

 

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH - BBC News Tiếng Việt

‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH

Hình minh họa

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Có thêm sách viết về người lính VNCH

Những năm gần đây bắt đầu xuất hiện những nhà nghiên cứu trẻ nước ngoài gốc Việt thành danh với các công trình liên quan đến gốc rễ Việt Nam của họ.

Tại Mỹ, nơi tập trung cộng đồng Việt kiều, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Việt nhận giải văn học Pulitzer năm 2015 cho tiểu thuyết The Sympathizer. Một người khác cũng ở Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng, được giải Stuart L. Bernath của Hội Sử gia Quan hệ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 nhờ cuốn Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam.

Úc, với số người gốc Việt ước tính hơn 233.000 người, cũng chứng kiến sự xuất hiện của một số người lớn lên ở đây nhưng muốn viết về Việt Nam.

Một mảng được họ quan tâm là tiếng nói của thế hệ phi cộng sản trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.

Trải nghiệm từ cha mẹ

Cuốn sách gần đây, South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After (in năm 2016), là một nỗ lực như vậy của Tiến sĩ Nathalie Huynh Chau Nguyen, dạy tại Đại học Monash, Úc.

Cuốn sách bắt đầu từ dự án nghiên cứu của tác giả về các cựu binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chủ yếu định cư ở Úc, gồm tổng cộng 54 cuộc phỏng vấn.

Những cựu binh được phỏng vấn, người già nhất sinh năm 1917 và trẻ nhất 1955, kể lại cuộc đời họ.

Như tác giả cho hay, quan niệm của chính bà về cuộc chiến chịu ảnh hưởng từ trải nghiệm của cha mẹ.

Bản thân cha của tác giả, Nguyễn Triệu Đan, là Đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Nhật Bản (1974-75). Người cha rời miền Bắc Việt Nam năm 1950, mang theo bộ gia phả chữ Hán do người ông soạn, tiếp tục truyền thống học tập của gia đình.

Lấy bằng tiến sĩ luật ở Pháp, ông Đan trở thành nhà ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa, tham dự phái đoàn VNCH tại Hội Nghị Paris dẵn tới Hiệp định 1973.

Sau ngày 30/4/1975, gia đình tị nạn ở Melbourne, Úc.

Bà Nathalie Nguyễn từng gợi ý để cha viết lại hồi ký, nhưng ông không làm vì cảm thấy chủ đề còn quá đau đớn khi nhắc lại.

Nhưng bà Nathalie Nguyễn, sau khi nhận bằng tiến sĩ ở Đại học Oxford, vẫn băn khoăn khi giới viết sử hầu như bỏ qua trải nghiệm của người lính và thường dân miền Nam trong cuộc chiến kết thúc năm 1975.

Nữ quân nhân

Qua các câu chuyện cá nhân, cuốn South Vietnamese Soldiers như một lược sử về những người lính Việt Nam, bắt đầu từ thời tuổi trẻ đến khi họ tìm đường sang Úc.

VNCH

NGUỒN HÌNH ẢNH,STUART LUTZ/GADO

Chụp lại hình ảnh,

Quân nhân Quân lực VNCH trong ảnh chụp năm 1968

Tác giả nhắc lại rằng Nam Việt Nam mất hơn 254.000 người lính trong cuộc chiến, với số người bị thương khoảng hơn 783.000.

Một chương sách dành để nói về Đoàn Nữ Quân Nhân Quân lực VNCH, một đối tượng ít khi được nhắc tới.

Vào lúc kết cuộc năm 1975, có khoảng 6.000 phụ nữ phục vụ trong Đoàn Nữ Quân Nhân. Miền Nam sụp đổ là "vết sẹo" lớn nhất trong cuộc đời nhiều phụ nữ này.

Một người phụ nữ kể về giai đoạn hậu chiến là "thời gian tuyệt vọng". Bà chạy sang Campuchia mang theo con trai, ở đó suốt năm năm để có thể sang trại tị nạn ở Thái Lan rồi sang Úc năm 1990.

Sau này, cũng người phụ nữ này quay về Việt Nam mỗi năm để giúp đỡ những thương phế binh VNCH.

Con trai bà hỏi sao mẹ cứ về Việt Nam, và "hãy quên đi những kỷ niệm đau thương".

Nhưng bà nói: "Nỗi đau mới làm mình biết nhớ."

Úc công nhận cựu binh VNCH

Qua sách, người đọc biết thêm rằng từ 1980, Úc có chế độ công nhận cựu binh của các đồng minh qua việc cấp cho họ lương hưu. Chính sách ra đời từ nhu cầu đáp ứng cho các cựu binh thời Thế chiến Hai, nhưng cũng áp dụng cho các xung đột sau này như Chiến tranh Việt Nam.

Lính Úc tham chiến tại Nam Việt Nam từ 1965

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Lính Úc tham chiến tại Nam Việt Nam từ 1965

Với nhiều cựu binh VNCH, việc nộp đơn xin chính phủ Úc công nhận là cựu binh đồng minh không chỉ để có tiền hưu, mà quan trọng hơn, để tự hào rằng họ được công nhận trong danh dự.

Quân VNCH
Chụp lại hình ảnh,

Quân lực VNCH trong một lần hành quân - ảnh do ông Hoàng Cơ Lân ở Paris cung cấp

Việc Úc công nhận cựu binh VNCH cũng giúp những người này có chỗ đứng trong lịch sử di dân và chiến tranh của Úc, giúp họ hòa nhập với cộng đồng cựu binh Úc.

Một cựu binh chỉ ra rằng ngay tại Mỹ, không có mức độ công nhận cựu binh VNCH nhiều như tại Úc.

Chính sách của Úc đã cho những người lính VNCH có được diễn đàn, tạo cho họ cơ hội đóng góp và tham gia những dịp Úc kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam.

Những nghiên cứu tiếng Anh nổi bật về Việt Nam Cộng Hòa gần đây chủ yếu tập trung vào chính thể Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955-63). Một phần lý do là sự mở cửa ngày càng cởi mở của các kho tư liệu về giai đoạn này ở Việt Nam.

Cuốn sách của bà Nathalie Huynh Chau Nguyen là một nỗ lực khác, và bà nói việc người ta cố "xóa sổ VNCH" khỏi cả lịch sử Việt Nam và ngành viết sử về chiến tranh đã là động lực cho nghiên cứu của bà.

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

My WEBSITES

 

diendan.vnthuquan



 THIÊN ĐƯỜNG MỞ CỬA TỪ XUÂN ẤY
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=659065&mpage=2 
  TƯƠNG TƯ MÙA THU
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=645226 
THƯƠNG VỀ ĐẤT MẸ

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=648624&mpage=4 

http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?&m=716658&mpage=44
THƠ ĐƯỜNG Tú lang thang
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?&m=716658&mpage=44

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

HAI BA TRUNG

 HAI BÀ TRƯNG [bai hai]







Đất Việt muôn đời tỏa sắc hương,
Sử xanh bao kẻ vẫn am tường.
Thù chồng đuổi giặc lên ngôi báu,
Gầy dựng cơ đồ dấy nghiệp vương .


Má phấn ngàn thu ngời khí tiết, [**]
Trụ đồng một thuở bóng tà dương. [***]
Hát Giang chiến tích còn ghi nhớ,
Công đức Hai Bà mãi tiếc thương…

Dương Lam
vophubong


Notes:


--------
BÀ Trưng Trắc sinh năm Giáp Tuất (năm 14 sau Tây Lịch), quê ở Mê Linh (Yên Lãng, Phúc Yên nay thuộc vùng Hạ Lôi, Yên Lãng, Vĩnh Phúc . Năm 39,Thái thú nhà Hán Tô Định giết Thi Sách là chồng bà. Vừa thù nhà, nợ nước, nên Bà với em là Trưng Nhị chiêu binh mãi mã ,phất cờ khởi nghĩa đánh quân nhà Hán.. Dưới bóng cờ nương tử, nghĩa binh Mê Linh phá quận nhà Hán, ngày càng có thêm nhiều đoàn quân từ các nơi đổ về dưới bóng cờ khởi nghĩa .Chẳng bao lâu, quân của Hai Bà hạ được tất cả 65 thành, Tô Định khiếp sợ, chạy trốn vê Nam Hải .Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, tự xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh chấm dứt 150 năm Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước Tây Lịch đến 39 sau Tây Lịch)..

[**] Tháng Chạp, năm 41, vua Hán Quang Võ phong Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, mang đại quân sang đánh. Trận kịch chiến dữ dội giữa quân của Mã Viện với dân binh do Trư­ng Nữ Vương thống lĩnh đã diễn ra ở Lăng Bạc (Đông Triều - Yên Phong, Hà Bắc). Quân Mã Viện đóng trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc bị Trư­ng Nữ Vư­ơng đem quân tới chận đánh. Trận chiến đầu tiên với đạo quân của Mã Viện đã mang lại thắng lợi nhưng quân của hai Bà cũng đã hy sinh quá nhiều; trước tình thế đó, Trư­ng Nữ Vư­ơng thu quân về giữ Cấm Khê (Hà Nội - Quốc Oai - Hà Tây). Mã Viện xin tăng cường thêm quân rồi tiếp tục kéo binh huyết chiến .Trận thư hùng lại xảy ra, máu chảy đỏ cả sông Hồng . Qua những trận giao chiến với quân địch, hàng vạn quân dân Việt đã bị giết và bị bắt. Quyết chống trả với quân giặc đến cùng, Trưng Nữ Vương phải bỏ Cấm Khê lui quân về Hát Giang, nơi đây vì quân ít, thế cô và cùng đường, không muốn rơi vào tay quân địch Hai Bà bèn gieo mình xuống sông tự vận để bảo toàn khí tiết. Đó là ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm 43). Theo sử Việt , Hai Bà hưởng dương 29 tuổi. [Má phấn ngàn thu ngời khí tiết…]

[***] Mã Viện đem quân về đóng ở Mê Linh, dựng trụ đồng , khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để ghi công và đe dọa người Giao chỉ…
[ Đó thật là : “Má phấn ngàn thu ngời khí tiết .Trụ đồng một thuở bóng tà dương”…[thơ Dương Lam [vophubong]
Danh tiếng, khí tiết Hai Bà ngàn xưa còn đó, mà trụ đồng của tên giặc Tàu Mã viện đã đi về đâu???

LICH SU VN

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Hận Nam Quan Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hoàng Cầm

 https://www.thivien.net/Ho%c3%a0ng-C%e1%ba%a7m/H%e1%ba%adn-Nam-Quan/poem-vc3s5Tzya1kviqmSwKKzpQ

GANH DUONG THUNG

 http://vnthihuu.net/showthread.php?348-G%C3%A1nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%C3%B9ng-k%C3%ADnh-m%E1%BB%9Di/page1043

THO DUONG [Hoa]

 MANG THEO


Thân này nghiệp nặng mãi còn đeo
Chiếc lá vàng rơi gió thổi vèo
Biến diệt vừa thông lòng chẳng héo
Vô thường đã hiểu trí nào teo
Kinh trì Pháp học buông đần khéo
Mõ tụng chuông ngân xả đói nghèo
Biết đủ không cầu luôn gọt đẽo
Tâm hiền dạ thiện… chết mang theo.

BXP 21.02.2021

Mừng Xuân mùa Cô Vít

Cũng tại thơ đường nghiệp cứ đeo
Nàng Xuân mới đó chợt bay vèo
Vì đau mấy bữa cho hồn lạnh
Bởi bệnh dăm ngày khiến chữ teo
Để bạn kim bằng xa nắng ấm
Làm chân lãng tử tránh thôn nghèo
Mừng Tân Sửu mùa Cô Vít
Cấm cản bao điều phải bám theo

Vancali Feb. 22.2021


NGHĨA BÚT

Van Cà nghĩa bút nỏ thôi đeo
Chả sợ thời gian thoáng chốc vèo
Ý thích đùa Vi chưa bận bỏ
Lời mừng gửi Phượng chửa lần teo
Giao lưu bạn hữu vần luôn sáng
Xướng hoạ anh em chữ chẳng nghèo
Khế ngọt nâng niu tình đất nước
Thi đàn dõi mạng để hồn theo.

BXP 23.02.2021